ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ TẠI KHOA CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG TRÌNH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

30 tháng 11, 2017
Những năm 90 của thập kỷ trước, chiếc xe máy được xem là tài sản lớn nhất của nhiều gia đình ở Việt Nam. Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển với tốc độ chóng mặt, mức sống của các gia đình ngày càng được nâng cao nên ô tô là phương tiện đi lại cá nhân được nhiều gia đình lựa chọn và cũng là phương tiện vận tải đóng vai trò chủ đạo trong vận tải quốc nội.

 

PGS.TS. Lê Văn Thái

                                                                Phó trưởng khoa Cơ điện và công trình

Sinh viên khoa Cơ điện và Công trình tham gia cuộc thi lái xe sinh thái tiết kiệm nhiên liệu do Honda Việt Nam tổ chức

Lý do chọn ngành công nghệ kỹ thuật ô tô để học

Những năm 90 của thập kỷ trước, chiếc xe máy được xem là tài sản lớn nhất của nhiều gia đình ở Việt Nam. Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển với tốc độ chóng mặt, mức sống của các gia đình ngày càng được nâng cao nên ô tô là phương tiện đi lại cá nhân được nhiều gia đình lựa chọn và cũng là phương tiện vận tải đóng vai trò chủ đạo trong vận tải quốc nội. Tình hình thực tế đó đòi hỏi ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phải từng bước đổi mới để tạo ra sự phát triển nhảy vọt [2].

Để đáp ứng sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, trước tiên là việc đào tạo cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật có chất lượng cao. Tiếp đến là Chính phủ và Bộ giao thông vận tải cần có những chủ trương, cơ chế chính sách phù hợp cho những dự án xây dựng nhà máy chế tạo ô tô hiện đại ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác….

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, đã có 18 doanh nghiệp FDI và 38 doanh nghiệp trong nước với năng lực sản xuất khoảng 460.000 xe/năm. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều các công ty cơ khí ô tô, gara bảo dưỡng xe hơi, trung tâm đào tạo sửa chữa, lắp ráp ô tô, xe máy ra đời. Để sản xuất một chiếc ôtô cần có hàng trăm ngàn chi tiết máy được chế tạo và lắp ráp nên yêu cầu đội ngũ kỹ thuật tương xứng cả về số lượng và chất lượng lực. Do vậy có thể khẳng định rằng, hiện tại và tương lai thì ngành công nghệ kỹ thuật ô tô ở trong nước sẽ cần một đội ngũ nhân lực rất lớn [3].

Để đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực cho ngành công nghệ ô tô trong nước, Trường Đại học Lâm nghiệp đã được Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo cho phép đào tạo ngành "Công nghệ kỹ thuật ô tô" trình độ đại học theo Quyết định số 593/QĐ- BGDĐT ngày 26/02/2015 [1].

Theo học ngành "Công nghệ kỹ thuật ô tô" tại Trường Đại học Lâm nghiệp bạn sẽ học được những gì:

+ Về kiến thức, [1]:

            – Khối kiến thức lý luận, chính trị, quan điểm, tư tưởng: Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh;
            – Khối kiến thức khoa học cơ bản: Toán, Lý, Hóa, tin học, anh văn, phương pháp tính;
            – Khối kiến thức cơ sở ngành: Hình họa, vẽ kỹ thuật, cơ học, nhiệt học, điện năng, vật liệu, thủy lực, khí nén…)
            – Khối kiến thức về sử dụng các phần mềm thiết kế – mô phỏng: CAD, solidwork, inventor…

            - Khối kiến thức về nguyên lý làm việc, kết cấu các chi tiết của động cơ, gầm, điện, hệ thống tự động điều khiển, thiết bị tiện nghi. Kiến thức tính toán thiết kế các hệ thống riêng biệt hợp thành ô tô như động cơ, hệ thống truyền lực, khung vỏ và mạng điện ô tô, hệ thống tự động điều khiển…;

            - Kiến thức về cấu tạo, chức năng của các thiết bị, quản lý, lựa chọn các thiết bị phù hợp với công việc trong xưởng ô tô;

            - Kiến thức phân tích và khắc phục được các nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của ô tô. Kiến thức về chẩn đoán, kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm động cơ và ô tô;

+ Về kỹ năng [1]:

            - Chuyên môn nghề nghiệp được rèn luyện và hình thành kỹ năng thông qua các bài thực hành các phòng thí nghiệm, các bài tập lớn và  khóa luận tốt nghiệp;

            - Kỹ năng đo: đo chính xác bằng các loại công cụ đo chuyên ngành cơ khí, đo các đại lượng không điện bằng điện…;

            - Kỹ năng gia công chế tạo phụ tùng ô tô trên các máy công cụ và máy CNC;
            – Kỹ năng xây dựng bản vẽ kỹ thuật cơ khí trên máy tính bằng phần mềm AUTOCAD;

            – Kỹ năng kỹ thuật lái xe ô tô;

            – Kỹ năng vận hành động cơ xăng, động cơ diesel;

            - Kỹ năng tháo lắp, chuẩn đoán, kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa động cơ, gầm và hệ thống điện động cơ được trang bị trên các chủng loại ôtô.

Theo học ngành "Công nghệ kỹ thuật ô tô" tại Trường Đại học Lâm nghiệp bạn sẽ làm việc ở đâu?

            Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo, người học được cấp bằng Kỹ sư công nghệ kỹ thuật ô tô và có thể  làm việc tại các vị trí sau:

            - Kỹ sư chỉ đạo, thực hiện các công việc thiết kế, sửa chữa, vận hành bảo trì và các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh ôtô, thiết bị động lực trong các doanh nghiệp.

             - Chuyên viên kỹ thuật trong phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp.

            - Giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.

            - Chuyên viên làm việc trong các Viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên ngành và liên ngành.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình đào tạo ngành "Công nghệ kỹ thuật ô tô", Đại học Lâm nghiệp;

2.  http://vatc.com.vn/co-khi-to-nganh-hot-theo-xu-the-phat-trien.html

3.  http://www.thapkim07.com/tin-tuc/nhu-cau-nhan-luc-nganh-co-khi-oto-van-day-suc-nong-28


Chia sẻ

TIN TỨC NỔI BẬT